Kinh nghiệm du lịch Hà Tây

Kinh nghiệm du lịch

Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội từ 1/8/2008, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km nên bạn có thể tham quan và thư giãn vào các ngày cuối tuần. Hà Tây có dân tộc kinh và mường, nhưng trong đó dân tộc kinh chiếm đa số. Tại đây có hơn 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, Sơn Đồng, tơ lưới Hà Thao, tò he Xuân La...

Phương tiện đi lại

Hà Tây khá gần Hà Nội nên tốt nhất bạn nên đi xe máy để tiết kiệm chi phí và có phương tiện vận chuyển khi đến đó đi tham quan được nhiều nơi. Từ TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ thì bạn sẽ đáp chuyến bay trực tiếp đến Hà Nội trước, sau đó mới tiếp tục tham quan Hà Tây.

Nên đi Hà Tây mùa nào?

Thời gian thích hợp nhất để du lịch Hà Tây là vào tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 4, đó là lúc chuyển mùa thời tiết ấm áp và dễ chịu, không quá nắng gắt hay hanh khô. 
 
Những điểm nào nên tham quan khi đến Hà Tây
Đến Hà Tây bạn nên tham quan Di tích Chùa Hương, cách Hà Nội tầm 60km, thời gian tham quan mất 1 ngày vì bạn phải di chuyển bằng thuyền và sau đó là cáp treo lên chùa. Nếu còn thời gian bạn có thể tham quan Chùa Thầy, lăng Ngô Quyền, Lăng, Làng cổ Đường Lâm – một trong những ngôi làng cổ còn giữ được nét truyền thống của kiến trúc làng quê miền Bắc với cây đa, bến nước, mái đình. Hay ghé tham quan các khu du lịch như Khoang Xanh, Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà… để tham gia các hoạt động giải trí tại đây, các điểm điểm này các Hà Nội tầm 55km và khá gần nhau nên bạn có thể lựa chọn vào điểm nào mình thích, theo mình thì Thiên Sơn – Suối Ngà được đánh giá tốt hơn cả.

Hà Tây có lễ hội gì đặc sắc?

Đặc sắc nhất bạn có thể tham quan là Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức) bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm Hà Tây và tham gia vào các lễ hội như Lễ hội Đền Lộ (huyện Thường Tín) từ mùng 1 – mùng 10 tháng 2 âm lịch, lễ hội đền Vân (huyện Thường Tín) từ mùng 9 – 12 tháng 3 âm lịch để tưởng nhới các vua Hùng và vi thần hoàng làng. Hay đến Hà Tây vào ngày 30 đến 1 tháng 4 âm lịch bạn hãy ghé tham quan lễ hội Chử Đồng Tử.

Khách sạn và ẩm thực địa phương

Hà Tây chỉ cách Hà Nội tầm 10km nên tốt nhất bạn nên đi về trong ngày, nhưng nếu bạn vẫn muốn trải nghiệm phố thị Hà Tây về đêm thì có thể ở tại Tản Đà resort gần Vườn quốc gia Ba Vì, cách Hà Nội tầm 55km với các dịch vụ như tắm bùn, tắm hồ bơi, chèo kayak, massage… hay Văn Minh resort chỉ cách Hà Nội tầm 20km, đến đây ngoài thư giãn bạn có thể tham gia hoạt động như tennis, câu cá, và thư giãn tại spa, massage, xông hơi khô… tuy nhiên vì là resort nên giá tương đối cao bạn nhé.
 
Đến Hà Tây bạn không quên thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây như vịt cỏ Vân Dình, xôi cốm kiều Mộc, thịt lợn ngâm tương, chè Lam Thạch Xá, rau sắng… đều là những món ăn nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.

Đến Hà Tây mua gì về làm quà?

Hà Tây có những loại đặc sản như mơ Hương Tích (trên cung đường bạn đi Chùa Hương), kẹo dồi, giò chả Ước Lễ, nem Phùng, kẹo củ mài mật ong, bánh gai làng Giá là những món quà bạn có thể mua về cho người thân và bạn bè. Hay bạn có thể mua các sản phẩm tại làng nghề như lụa Vạn Phúc, và các sản phẩm đan, thuê, sơn mài cũng rất đẹp và tinh sảo.

Những điều lưu ý

Hà Tây chịu ảnh hưởng chung khí hậu miền Bắc và đặc biệt Hà Nội, vì vậy bạn nên lưu ý từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo, có khi rét đậm nên bạn lưu ý khi đi du lịch vào những giai đoạn này nhé và nhớ chuẩn bị áo ấm.