5 lễ hội mùa xuân miền Trung lớn nhất không thể bỏ lỡ
Tin tức du lịch
-26/12/2024
Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để mọi người đi trẩy hội, cầu tài lộc cho một năm mới may mắn. Vào những ngày đầu xuân, dải đất miền Trung diễn ra nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc với không khí vui tươi. Hãy cùng tìm hiểu các lễ hội mùa xuân ở miền Trung nổi bật để có thêm lựa chọn cho chuyến du xuân của bạn.
1. Lễ hội vật làng Sình (Thừa Thiên Huế)
Lễ hội vật làng Sình, một trong những lễ hội mùa xuân ở miền Trung, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với lịch sử hơn 400 năm, đây là sự kiện được người dân háo hức mong đợi để thư giãn trước mùa vụ.
Hội vật thu hút các đô vật địa phương và nhiều tay vật từ những làng vật nổi tiếng khác như Thủ Lẽ, thành phố Huế. Sau tiếng trống khai hội, các trận đấu sôi nổi diễn ra với mục tiêu "lắm lưng, trắng bụng," tạo nên không khí hào hứng suốt ngày dài. Lễ hội miền Trung dip Tết Nguyên đán còn mang tinh thần thượng võ và khuyến khích rèn luyện sức khỏe, lòng can đảm cho thế hệ trẻ.
>>> Tham khảo tour: Đà Nẵng - Huế - Đầm Lập An - La Vang - Động Phong Nha & Thiên Đường - KDL Bà Nà - Cầu Vàng -Sơn Trà - Hội An - Đà Nẵng (Khách sạn 4* trọn tour)
2. Lễ hội Đống Đa (Bình Định)
Lễ hội Đống Đa, được tổ chức vào mùng 4 và mùng 5 Tết tại Bảo tàng Quang Trung, là dịp tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lẫy lẫng dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung.
Đây là một trong những lễ hội mùa xuân ở miền Trung lớn nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn võ thuật Tay Sơn, đua thuyền, hát tuồng, và tái hiện trận đánh lịch sử. Lễ hội không chỉ tôn vinh lịch sử dân tộc mà còn là niềm tự hào của người dân đất võ Bình Định.
3. Lễ hội Đền Vua Mai (Nam Đàn, Nghệ An)
Tổ chức vào dịp Rằm tháng Giêng, lễ hội Đền Vua Mai tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế. Tham gia lễ hội, người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm các nghi lễ truyền thống như lễ rước nước, lễ khai quang, lễ dâng hương tưởng niệm vua Mai. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi dân gian như đu tiên, chọi gà, kéo co, vật còn tăng thêm phần sôi nổi. Không chỉ là dịp giao lưu văn hóa, lễ hội đền Vua Mai còn là cơ hội để giới thiệu những sản phẩm đặc sắc của Nam Đàn như tương Nam Đàn, bột sắn dây, bơ lạc.4. Lễ hội Bà Thu Bồn
Ngày 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm, Lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức tại làng Thu Bồn (xã Duy Tân, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam). Lễ hội là dịp để người dân Quảng Nam bày tỏ lòng thành kính với các vị thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và khát vọng phồn vinh.
Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam).
Có rất nhiều truyền thuyết về Bà Thu Bồn, trong đó có một truyền thuyết bà là nữ tướng người Chăm xinh đẹp, có tài điều binh khiển tướng, từng chinh chiến nhiều trận mạc. Trong một lần giao chiến, đến lúc thế cùng lực kiệt, Bà gieo mình xuống dòng sông để tuẫn tiết, xác Bà trôi theo dòng nước về dưới miền xuôi. Bà Thu Bồn được vua triều Nguyễn ban sắc phong là "Mỹ đức thục hạnh Bô Bô phu nhân thượng đẳng thần".
Lăng Bà được dân làng xây dựng ở làng Thu Bồn Đông, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Hằng năm người dân tổ chức lễ tế giỗ bà trang trọng với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
5. Lễ hội Cầu Ngư (Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ)
Lễ hội Cầu Ngư, hay còn gọi là lễ hội Cá Ông, là một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc của ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ. Tự bao năm nay, lễ hội mùa xuân ở miền Trung này đã trở thành một cơ hội lý tưởng để du khách tìm hiều về nét văn hoá truyền thống của ngư dân ven biển miền Trung. Diễn ra vào tháng Giêng Âm lịch, lễ hội được tổ chức để cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, và bình an trên biển.
Tại các làng chài, lễ hội bắt đầu với các nghi thức tế lễ trang nghiêm để tưởng nhớ Cá Ông, vị thần hộ mệnh của ngư dân. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sôi nổi như đua thuyền, búa lưới, và trình diễn nghệ thuật dân gian cũng được tổ chức, thu hút đông đảo người tham gia.
Miền Trung Việt Nam với những lễ hội mùa xuân độc đáo là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá văn hóa truyền thống và tận hưởng không khí rộn ràng đầu năm. Mỗi lễ hội mùa xuân ở miền Trung không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. Hãy dành thời gian tham gia những lễ hội đặc sắc này để chuyến du xuân của bạn thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn.
Để biết thêm thông tin về chương trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
VIETRAVEL
190 Pasteur, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Tel: (028) 3822 8898 - Hotline: 1900 1839
Fanpage: https://www.facebook.com/vietravel
Website: www.travel.com.vn
Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich