Tết cổ truyền miền Bắc: Nét đặc trưng văn hóa, phong tục ngày Tết

Tin tức du lịch
-
17/12/2024

Tết cổ truyền là lễ hội văn hoá quan trọng nhất trong năm đối với người dân Việt Nam, mang theo niềm vui, sự đoàn tụ và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng. Trong suốt thời gian Tết Nguyên Đán, không chỉ là dịp để mọi người trở về bên gia đình, mà còn là thời gian để người Việt trân trọng và gìn giữ những phong tục truyền thống, thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và những giá trị văn hóa lâu đời. Tết cổ truyền miền Bắc cũng chính là dịp để mỗi gia đình, mỗi cá nhân hướng về những điều tốt đẹp, đón chào những khởi đầu mới.

1. Cúng ông Công, ông Táo

Tục thả cá chép vào ngày cúng ông Công, ông Táo (Nguồn hình: Sưu tầm)
 
Tết cổ truyền miền Bắc bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, khi người dân cúng ông Công, ông Táo để tiễn các vị thần về trời. Phong tục này thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và mong muốn một năm mới an lành, hạnh phúc. Mâm cúng ông Công ông Táo thường bao gồm những món ăn đặc trưng cùng cá chép vàng, đại diện cho sự cầu mong gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

>>> Tham khảo tour du lịch miền Bắc dịp Tết 2025 <<<
1. Hà Nội - Sapa - Fansipan - Yên Tử - Hạ Long - Ninh Bình - Tràng An - Bái Đính 
2. Hà Nội - Hạ Long - Yên Tử - Ninh Bình - Bái Đính - Tràng An 
3. Đông Bắc: Hà Nội - Hà Giang - Lũng Cú - Đồng Văn - Mã Pí Lèng - Mèo Vạc - Cao Bằng - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể - Tặng vé đi thuyền sông Nho Quế
4. Tây Bắc: Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu - Điện Biên - Lai Châu - Sapa - Fansipan - Yên Bái | Tặng vé tàu hỏa leo núi Mường Hoa

2. Đi thăm mộ tổ tiên

Vào những ngày cận Tết, con cháu trong gia đình thường thăm viếng mộ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và tôn kính đối với các bậc tiền nhân. Đây là phong tục không thể thiếu trong Tết cổ truyền miền Bắc, một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, giúp duy trì đạo lý uống nước nhớ nguồn.
 

3. Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa vào dịp Tết Nguyên Đán miền Bắc là một trong những phong tục quan trọng nhất. Việc dọn dẹp không chỉ nhằm mục đích làm sạch không gian sống mà còn mang ý nghĩa tẩy rửa đi những điều không may mắn trong năm cũ, đón chào vận may trong năm mới. Mọi gia đình đều sắm sửa những vật dụng mới, mang đến không khí tươi mới, tràn đầy hy vọng cho năm mới.
 

4. Gói bánh chưng, bánh tét

Trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền (Nguồn hình: Sưu tầm)

Một trong những đặc trưng không thể thiếu của Tết cổ truyền miền Bắc là tục gói bánh chưng. Bánh chưng, với hình vuông tượng trưng cho đất, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán miền Bắc. Tập tục, nét đẹp này đã xuất hiện và được lưu giữ từ rất lâu đời trong nền ẩm thực nước ta. Lâu dần, hoạt động này đã trở thành một tập quán quen thuộc với những người dân tỉnh thành phía Bắc.

Bắt đầu từ 27 tháng Chạp thì mỗi gia đình tại miền Bắc đã bắt đầu nấu bánh chưng. Mọi người quây quần cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu, nhóm lửa, gói bánh,... Những chiếc bánh vuông vức thể hiện sự biết ơn với đất trời, tổ tiên. Cũng như thay cho lòng biết ơn vì một năm mưa thuận gió hòa đã qua.
 

5. Chơi hoa ngày Tết

Chợ hoa ngày Tết (Nguồn hình: Sưu tầm)

Hoa là một phần không thể thiếu trong không gian Tết cổ truyền miền Bắc. Đặc biệt, hoa đào và cây quất được ưa chuộng, không chỉ vì sắc màu tươi sáng mà còn vì chúng mang theo những ước vọng về một năm mới may mắn, thịnh vượng. Hoa đào đỏ tượng trưng cho sự may mắn, trong khi cây quất với nhiều quả lại là biểu tượng của lộc và tài lộc.
 

6. Dựng cây nêu

Một phong tục đặc trưng khác của Tết Nguyên Đán miền Bắc là việc dựng cây nêu để xua đuổi tà ma, đón những điều tốt đẹp. Cây nêu thường được dựng cao, trang trí bằng các vật phẩm như giấy vàng bạc, rượu, và đèn lồng. Đây là cách để bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu, đồng thời báo hiệu sự đoàn tụ của gia đình trong dịp Tết. Thông thường, cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì được hạ xuống.
 

7. Chợ Tết

Hàng Mã nhộn nhịp ngày cận Tết (Nguồn hình: Sưu tầm)

Chợ Tết là một nét đặc sắc trong văn hóa Tết cổ truyền miền Bắc. Khác với những phiên chợ thông thường, chợ Tết luôn đông vui, nhộn nhịp. Người dân không chỉ đi mua sắm đồ dùng cần thiết cho ngày Tết mà còn tận hưởng không khí xuân, gặp gỡ bạn bè và người thân. Những phiên chợ này không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để mọi người chia sẻ niềm vui đầu năm.
 

8. Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết (Nguồn hình: Sưu tầm)

Mâm ngũ quả là một biểu tượng trong phong tục ngày Tết của người dân miền Bắc. Mâm quả thường được đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên, thể hiện mong muốn một năm mới an lành, may mắn, và sung túc. Mâm ngũ quả ở miền Bắc phải tuân theo những chuẩn mực riêng. Trong đó, các loại quả phải có màu trắng (kim), xanh lá (mộc), đen (thủy), đỏ (hỏa) và vàng (thổ). Do đó, những loại quả thường được chọn là chuối xanh, phật thủ, bưởi, ổi, sung, ớt… 
 

9. Làm lễ cúng tổ tiên


Lễ cúng tổ tiên vào dịp Tết cổ truyền miền Bắc là một nghi lễ thiêng liêng, thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên. Mâm cơm cúng được chuẩn bị đầy đủ, với hy vọng tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy, thể hiện tình cảm gắn bó.
 

10. Đón giao thừa

Màn bắn pháo hoa chào đón năm mới (Nguồn hình: Sưu tầm)

Đón giao thừa là một phần không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán miền Bắc. Đây là thời khắc thiêng liêng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ cúng giao thừa được tổ chức ngoài trời, với hy vọng xua tan đi những điều không may mắn và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới.
 

11. Tục xông đất ngày Tết

Trong những dịp Tết miền Bắc thì không thể nào thiếu tục xông đất. Tức là gia chủ sẽ chọn người đầu tiên đến nhà vào đầu năm để lấy may mắn. Người được chọn thường là người hợp tuổi với chủ nhà, khỏe mạnh, tốt tính. Do đó nên hầu như người biền Bắc thường ít đi chúc Tết vào sáng sớm. Vì họ sợ sẽ trở thành người xông đất “bất đắc dĩ”.

Đây là một tục lệ đã có tại Việt Nam từ rất lâu đời và rất được xem trọng. Thông thường, người xông đất sẽ là người được sắp xếp từ trước. Khi đến, họ sẽ mang theo bánh mứt, trái cây và lì xì cho những trẻ nhỏ trong nhà. Cùng với đó, gia chủ sẽ đón tiếp họ nhiệt tình và vui vẻ.
Những người đến xông đất đa phần chỉ đến nhà khoảng năm mười phút để cầu chúc cho gia đình. Một điều đơn giản nhưng mang đến niềm vui và niềm tin vào năm mới sung túc, may mắn hơn. Và ngay cả người xông đất cũng sẽ cảm thấy vui vì đã cho đi những điều tốt lành.
 

12. Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm ngày Tết (Nguồn hình: Sưu tầm)

Phong tục hái lộc đầu năm là một hoạt động phổ biến trong Tết cổ truyền miền Bắc. Vào sáng sớm mùng 1, mọi người thường đi hái những cành lộc xanh, với mong muốn đón nhận tài lộc và may mắn trong suốt cả năm. Đây là một hành động mang đậm ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự kỳ vọng vào một năm mới thuận lợi, thành công.
 

13. Chúc Tết và lì xì

Chúc Tết ông bà (Nguồn hình: Sưu tầm)

Trong dịp Tết cổ truyền miền Bắc, việc chúc Tết và lì xì là một truyền thống ý nghĩa, thể hiện tình cảm yêu thương và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.Theo quan niệm của người xưa, mừng tuổi đầu năm mới sẽ mang lại cho người nhận nhiều may mắn và tài lộc suốt cả năm. Chính vì vậy, vào những ngày này, con cháu thường tập trung lại để gửi những lời chúc tốt đẹp và mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà, cha mẹ cũng gửi gắm những lời yêu thương và lì xì lại cho con cháu.

Những phong bao lì xì đỏ thắm mang theo những lời chúc tốt đẹp sẽ là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa đối với mọi người trong dịp đặc biệt này. Ngoài ra, phong tục mừng tuổi đầu năm cũng có thể được thực hiện giữa bạn bè, đồng nghiệp,… với nhau. Mọi người có thể mừng tuổi cho nhau để chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng.
 

14. Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm (Nguồn hình: Sưu tầm)

Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán miền Bắc. Người Việt đi chùa để cầu bình an, sức khỏe và may mắn cho bản thân và gia đình. Đây cũng là cách để người dân tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh, đồng thời tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.
 

15. Xin chữ đầu xuân

Tục xin chữ đầu năm (Nguồn hình: Sưu tầm)

Phong tục xin chữ đầu xuân là một nét đẹp trong Tết cổ truyền miền Bắc, với mong muốn đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới. Người dân thường tìm đến các ông đồ để xin những chữ đẹp, mang những ước vọng về sự thành đạt, sức khỏe, và hạnh phúc trong năm mới.

Tết cổ truyền miền Bắc không chỉ là dịp lễ hội mà còn là thời gian để người Việt thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, gia đình và đất nước. Các phong tục ngày Tết không chỉ phản ánh đậm nét văn hóa dân tộc mà còn là lời chúc mừng, cầu chúc cho một năm mới đầy niềm vui, an khang và thịnh vượng. Những phong tục này sẽ mãi mãi tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam, như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh.

Để biết thêm thông tin về chương trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
VIETRAVEL
190 Pasteur, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Tel: (028) 3822 8898 - Hotline: 1900 1839
Fanpage: https://www.facebook.com/vietravel
Website: www.travel.com.vn

Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich