Bất ngờ với những phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao Tây Bắc
Tin tức du lịch
-06/12/2023
Vùng cao Tây Bắc Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng, đặc biệt là phong tục đón Tết. Những phong tục này không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc, mà còn mang đậm bản sắc riêng, độc đáo. Du lịch Tây Bắc dịp Tết là cơ hội để bạn được trải nghiệm những lễ hội độc đáo sau đây.
Tục vỗ mông ngày Tết, ăn trộm cầu may hay “niêm phong” nhà bằng giấy đỏ, gọi hồn, gọi vía trâu về… ngày nay vẫn được nhiều dân tộc ở vùng cao Tây Bắc duy trì mỗi độ xuân về.
Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người Thái trắng ở Sơn La có tục gội đầu để xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Họ chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua rồi xối từ từ lên tóc. Tập tục này mang ý nghĩa gợi lên những điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ.
Trước ngày Tết vài bận, người dân sẽ chuẩn bị một chiếc mõ, qua giao thừa thì đốt đi để gọi vía trâu về. Không chỉ vậy, người Mường còn treo những xâu bánh ống lên các công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh… để mời những “người bạn thân thiết” này ăn Tết. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.
Tham khảo Tour du lịch Tây Bắc:
>> Tổng hợp Tour Tây Bắc Tết Dương lịch
>> Tour Tây Bắc: Hà Nội – Sapa – Fansipan – Săn Mây Y Tý – Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc)
>> Tour Tây Bắc: Hà Nội - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải - Sapa - Fansipan - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu Island
Người H'Mông có một hệ lịch riêng, vì vậy Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, đa số đồng bào H'Mông đã ăn Tết Nguyên đán như người Kinh, chỉ trừ một bộ phận nhỏ người H'Mông ở Mộc Châu vẫn duy trì song song Tết theo hệ lịch riêng của họ. Khoảng 25, 26 tháng Chạp, mọi người bắt đầu nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết. Vào những ngày đầu năm, người H’Mông sẽ mở hội và tổ chức rất nhiều trò chơi. Đây cũng là dịp trai gái hẹn hò, giao duyên. Khi ấy, nếu chàng trai muốn tỏ tình với một cô gái, anh ta sẽ tiến lại và vỗ vào mông cô. Nếu cô ưng thuận, cô sẽ vỗ lại mông chàng trai. Nếu họ phải lòng nhau, theo tục lệ phải vỗ mông đủ 9 cái trước sự chứng kiến của mọi người và chính thức thành đôi.
Tham khảo Tour du lịch Tây Bắc:
>> Tổng hợp Tour Tây Bắc Tết Nguyên đán
>> Tour Tây Bắc: Sapa - Bản Cát Cát - Fansipan - Lào Cai - Hà Khẩu - Công viên Sơn Lâm (Vân Nam, Trung Quốc)
>> Tour Tây Bắc: Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải - Sapa - Fansipan - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu Island
Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì, giống như người Kinh vẫn hay xem chân gà vào dịp Tết. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.
Vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình người Thái sẽ thịt hai con gà, một con cúng tổ tiên, một con để gọi hồn cho những người trong nhà. Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên trong nhà, bó chặt một đầu rồi vắt lên vai. Tay thầy cầm một cây củi đang cháy, mang ra đầu làng thực hiện nghi thức gọi hồn. Sau khi gọi khoảng hai đến ba lần, thầy cúng sẽ về chân cầu thang của gia đình này gọi thêm lần nữa. Cuối cùng thầy buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên của gia đình đó để trừ tà ma.
Ngoài ra, vào chiều 30 Tết, người Lô Lô ở một số vùng khác thường có phong tục niêm phong tất cả đồ đạc và không ai được chạm vào đồ. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái rựa, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại… đều được dán giấy quét màu vàng hay màu bạc để các vật này được nghỉ tết.
Vào đêm 30 Tết ở Bát Xát, Lào Cai, một số dân tuộc có tục nhổ trộm tỏi hàng xóm để hái lộc đầu xuân. Sáng mùng 1 Tết, kiêng không ra khỏi nhà và sang chơi nhà người khác. Do đó, họ cũng không thích người khác vào nhà theo quan niệm là mang những tai họa, điều xấu vào. Như vậy không ai đón khách vào nhà chơi trong ngày mùng một Tết.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những phong tục đón Tết độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Những phong tục này không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, mà còn mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc.
-
(Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich)
---
BÀI ĐỌC THÊM
1. Mùa xuân lãng mạn ở Mộc Châu - Hoa cải trắng và không gian thơ mộng
2. Tọa độ các điểm ngắm hoa xuân Đông - Tây Bắc không thể bỏ lỡ
3. Đậm đà hương vị Tây Bắc với những món ăn nổi tiếng
4. Du lịch Tây Bắc mùa xuân và những trải nghiệm không thể bỏ lỡ
5. Thăm những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc, mua đồ lưu niệm về làm quà
Tục gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng
Tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường
Coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, trong những ngày Tết, người Mường cũng không quên để cho con vật nuôi quan trọng này cùng ăn Tết với gia đình mình - Đây được xem là phong tục đón Tết độc đáo ở Tây Bắc đã truyền đời từ rất lâu.Trước ngày Tết vài bận, người dân sẽ chuẩn bị một chiếc mõ, qua giao thừa thì đốt đi để gọi vía trâu về. Không chỉ vậy, người Mường còn treo những xâu bánh ống lên các công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh… để mời những “người bạn thân thiết” này ăn Tết. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.
Tham khảo Tour du lịch Tây Bắc:
>> Tổng hợp Tour Tây Bắc Tết Dương lịch
>> Tour Tây Bắc: Hà Nội – Sapa – Fansipan – Săn Mây Y Tý – Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc)
>> Tour Tây Bắc: Hà Nội - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải - Sapa - Fansipan - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu Island
Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn
Người Pà Thẻn ở Lào Cai có tục thờ bát nước lã trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết. Họ quan niệm rằng, bát nước lã tượng trưng cho sự thanh khiết, tinh khôi. Việc thờ bát nước lã trên bàn thờ tổ tiên sẽ giúp mang lại sự bình an, thanh thản cho gia đình trong năm mới.Tục vỗ mông của người H'Mông
Tham khảo Tour du lịch Tây Bắc:
>> Tổng hợp Tour Tây Bắc Tết Nguyên đán
>> Tour Tây Bắc: Sapa - Bản Cát Cát - Fansipan - Lào Cai - Hà Khẩu - Công viên Sơn Lâm (Vân Nam, Trung Quốc)
>> Tour Tây Bắc: Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải - Sapa - Fansipan - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu Island
Xem bói gan lợn thiến
Trong ngày Tết của người Hà Nhì, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới. Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy. Nhà có điều kiện thì mổ lợn từ 60-100kg, thậm chí là 150kg, nhà khó khăn cũng mổ lợn 40-50kg.Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì, giống như người Kinh vẫn hay xem chân gà vào dịp Tết. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.
Tục gọi hồn của người Thái
Đi ăn trộm lấy may và niêm phong đồ bằng giấy
Đấy là phong tục của người Lô Lô vào mỗi dịp năm hết tết đến. Họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi… Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì. Nếu người nào trong gia đình mang về nhà được một chút gì thì năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra.Ngoài ra, vào chiều 30 Tết, người Lô Lô ở một số vùng khác thường có phong tục niêm phong tất cả đồ đạc và không ai được chạm vào đồ. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái rựa, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại… đều được dán giấy quét màu vàng hay màu bạc để các vật này được nghỉ tết.
Vào đêm 30 Tết ở Bát Xát, Lào Cai, một số dân tuộc có tục nhổ trộm tỏi hàng xóm để hái lộc đầu xuân. Sáng mùng 1 Tết, kiêng không ra khỏi nhà và sang chơi nhà người khác. Do đó, họ cũng không thích người khác vào nhà theo quan niệm là mang những tai họa, điều xấu vào. Như vậy không ai đón khách vào nhà chơi trong ngày mùng một Tết.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những phong tục đón Tết độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Những phong tục này không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, mà còn mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc.
-
(Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich)
---
BÀI ĐỌC THÊM
1. Mùa xuân lãng mạn ở Mộc Châu - Hoa cải trắng và không gian thơ mộng
2. Tọa độ các điểm ngắm hoa xuân Đông - Tây Bắc không thể bỏ lỡ
3. Đậm đà hương vị Tây Bắc với những món ăn nổi tiếng
4. Du lịch Tây Bắc mùa xuân và những trải nghiệm không thể bỏ lỡ
5. Thăm những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc, mua đồ lưu niệm về làm quà